(0)

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

cuagobachviet
(0)

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

TIN TỨC

Gỗ ghép là gì? Các kiểu ghép gỗ được ứng dụng nhiều trên thị trường 

Gỗ là một trong những vật liệu có sức ảnh hưởng lớn trong thiết kế nội thất hiện nay. Theo thị trường, giá gỗ tự nhiên ngày càng tăng. Đi kèm với giá cao thì quá trình sử dụng yêu cầu bảo dưỡng liên tục để tránh mối mọt. Chính vì thế, người ta đã nghiên cứu ra gỗ ghép để khắc phục tình trạng này. Vậy gỗ ghép là gì? Có các kiểu ghép gỗ nào hiện nay? Cùng Cửa Gỗ Bách Việt tìm hiểu qua bài viết này nhé! 

Gỗ ghép là gì? 

Gỗ ghép là một loại gỗ công nghiệp được sản xuất lên từ nguyên liệu gỗ tự nhiên. Cụ thể là được ghép từ những thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ thành một tấm gỗ có kích thước lớn hơn. Công cụ bổ trợ lúc này đó là keo kết dính chuyên dụng kết hợp với công nghệ ghép gỗ hiện đại. 

Nhờ vậy, gỗ ghép có vẻ đẹp không thua kém gì gỗ tự nhiên. Đặc biệt hơn gỗ tự nhiên ở chỗ có độ bền cao và khả năng chống thấm tốt. Chịu lực tác động cũng cao hơn so với một tấm gỗ tự nhiên có kích thước và trọng lượng tương tự. 

Hiện nay, gỗ ghép hay còn được gọi với tên gọi khác là ván ghép thành hay gỗ ghép thanh. Chúng được ứng dụng nhiều vào trong thiết kế nội thất. Điển hình như: cửa gỗ, bàn ghế gỗ, tủ gỗ,… Đi kèm là giá thành phải chăng. 

Các kiểu ghép gỗ

Gỗ ghép là gì? Các kiểu ghép gỗ hiện nay 

Các kiểu ghép gỗ – Công nghệ ghép gỗ được áp dụng nhiều hiện nay  

  • Ghép gỗ song song: là phương pháp gỗ các tấm gỗ có chiều dài bằng nhau. Chiều rộng có thể giống hoặc khác. Sau đó ghép thành một tấm gỗ lớn đem đi sử dụng. 
  • Ghép mặt – Ghép nối đầu: là phương pháp ghép các thanh gỗ ngắn tạo thành một thanh gỗ dài để đáp ứng mục đích sử dụng. Hai đầu của thanh gỗ lúc này sẽ được cắt dạng răng cưa so le nhau. Sau đó ghép chúng lại sao cho khớp rồi dùng keo dính chặt. Trên bề mặt tấm gỗ sau khi ghép, có thể sẽ nhìn thấy mỗi ghép hình răng cưa. 
  •  Ghép cạnh: tương tự như ghép mặt, ghép cạnh là cắt xẻ cạnh của hai miếng gỗ. Sau đó ghép lại tạo thành những tấm gỗ có nhiều dài bằng nhau. Khi nhìn ngang bên cạnh ván gỗ, người nhìn sẽ thấy những mối ghép hình răng cưa. 
  • Ghép giác: Phần đầu của các thanh gỗ sẽ được vát đầu nhọn. Ghép 2 đầu nhọn này lại với nhau để mối liên kết hai ván gỗ được chắc và bền hơn. Khi nhìn ngang bên cạnh, bạn sẽ nhận thấy một đường chéo. 
Các kiểu ghép gỗ

Ghép gỗ song song 

Ưu nhược điểm của gỗ ghép 

Với các kiểu ghép gỗ bên trên sẽ giúp tạo ra một ván gỗ có kích thước lớn từ những ván gỗ có kích thước nhỏ. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người sản xuất trong việc thiết kế nội thất. 

Ưu điểm 

  • Hạn chế cong vênh, mối mọt xâm hại hay ẩm mốc. 
  • Bề mặt ván gỗ có độ bền cao, chống chịu va đập tốt, khả năng chống thẩm cũng được cải thiện. 
  • Giá thành gỗ ghép và các sản phẩm làm từ gỗ ghép cũng rẻ hơn so với nguyên liệu gỗ tự nhiên. 
  • Dễ dàng gia công và thực hiện, có thể sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn. 
  • Ứng dụng cao trong thiết kế nội thất: cửa gỗ, tủ gỗ, bàn ghế gỗ, kệ gỗ,… 

Nhược điểm 

Ngoài những ưu điểm, gỗ ghép vẫn tồn tại một vài nhược điểm. Đó là: 

  • Được ghép từ nhiều loại gỗ khác nhau nên màu sắc và đường vân có thể sẽ không đồng đều. 
  • Chỉ có gỗ ghép mặt A/A mới có thể đem lại được chất lượng với màu sắc và tính thẩm mỹ cao. Còn lại đều bị giới hạn về tính thẩm mỹ, có thể nhìn thấy mỗi ghép dễ dàng. 
Các kiểu ghép gỗ

Ghép gỗ cạnh 

Các loại gỗ ghép thông dụng 

Các nguyên liệu gỗ tự nhiên được ứng dụng công nghệ ghép nhiều hiện nay đó là: 

  • Gỗ thông ghép 
  • Gỗ sồi ghép
  • Gỗ ghép cao su 

Đây là 3 nguyên liệu gỗ được ứng dụng nhiều. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm của chúng trên thị trường bày bán đồ nội thất hiện nay. Thậm chí có thể thấy ngay trong chính căn nhà của mình. 

Nhờ có công nghệ ghép gỗ cùng với các kiểu ghép gỗ ưu việt bên trên mà chúng ta có được những ván gỗ chất lượng. Mặc dù tính thẩm mỹ còn hạn chế nhưng xét về chất lượng, chúng có thể dễ dàng đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Vậy nên, lựa chọn sử dụng sản phẩm làm từ mẫu gỗ này cũng sẽ là lựa chọn đáng để thử. 

Bài viết liên quan

  • zalo
  • hotline
  • 0944.433.433